Buồn ngủ quá mức: Nguyên nhân và cách khắc phục

Buồn ngủ quá mức là cảm giác rất mệt mỏi gây ra bởi tình trạng buồn ngủ trong suốt một ngày. Không giống như mệt mỏi thông thường (cảm giác thiếu năng lượng để làm việc), tình trạng mệt mỏi do buồn ngủ quá mức không chỉ cản trở việc học tập, làm việc mà nó còn có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ và hoạt động hàng ngày của bạn.

Trong một cuộc thăm dò của Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ (The American Sleep Foundation), 18% người được hỏi cho biết họ cảm thấy buồn ngủ quá mức. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn có thể lớn hơn rất nhiều.

Để khắc phục tình trạng buồn ngủ quá mức, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân của nó. Một số rối loạn giấc ngủ cần được loại trừ trước khi đặt ra chẩn đoán ngủ nhiều vô căn.

Nguyên nhân gây buồn ngủ quá mức

Video Lý do khiến bạn cảm thấy buồn ngủ 

Bất kỳ lí do nào khiến bạn không ngủ đủ giấc vào ban đêm hoặc làm giảm chất lượng giấc ngủ ban đêm đều có thể gây ra tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức (Excessive daytime sleepiness – EDS). Đây có thể là triệu chứng duy nhất mà bạn nhận thấy. Tuy nhiên, các dấu hiệu khác như ngủ ngáy hoặc đấm đá tay chân có thể xảy ra khi bạn đang ngủ.

Đối với những người bị rối loạn giấc ngủ, bạn cùng giường thường là người phát hiện ra các triệu chứng khác. Dù là nguyên nhân nào, bạn cũng nên đi khám nếu việc buồn ngủ làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Các nguyên nhân phổ biến gây buồn ngủ ban ngày quá mức là:

Ngừng thở khi ngủ

Ngừng thở khi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nguồn ảnh: Drania.comNgừng thở khi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nguồn ảnh: Drania.com

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc khi ngủ. Nó có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

Ngừng thở khi ngủ cũng có một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Ngáy to và thở phì phò khi ngủ
  • Đau họng và đau đầu khi thức dậy
  • Giảm khả năng chú ý
  • Cáu gắt

Hội chứng ngừng thở khi ngủ cũng có thể góp phần gây ra tình trạng tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác, bệnh đái tháo đường típ 2béo phì.

Ngừng thở khi ngủ có thể gây buồn ngủ quá mức vì chúng khiến bạn không thể có giấc ngủ sâu. Ngừng thở khi ngủ có 2 loại chính, bao gồm:

  • Ngừng thở tắc nghẽn (Obstructive sleep apnea – OSA): gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp trên, khiến đường thở bị che lấp một phần trong khi ngủ.
  • Ngừng thở trung ương (Central sleep apnea – CSA): do não không gửi tín hiệu chính xác đến các cơ chi phối động tác thở trong khi ngủ.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome – RLS) khiến người bệnh khó chịu và không thể cưỡng lại việc muốn di chuyển đôi chân của mình. Tình trạng này có thể xuất hiện khi đang nghỉ ngơi với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy chân và chúng chỉ thuyên giảm khi người bệnh đứng dậy và đi lại. RLS khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau.

Dù chưa rõ nguyên nhân gây ra RLS nhưng nó có thể ảnh hưởng đến 10% dân số Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu cho rằng tình trạng này là do yếu tố di truyền, trong khi một số khác lại cho rằng nồng độ sắt thấp là nguyên nhân gây ra RLS. Nhiều nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân của RLS là các bệnh lý của hạch nền – vùng chịu trách nhiệm vận động của não.

Hội chứng ngủ rũ

Hội chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ chưa rõ nguyên nhân. Giống như RLS, hội chứng ngủ rũ khiến não bị rối loạn khả năng điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ.

Vào ban đêm, người bệnh bị hội chứng ngủ rũ sẽ thức giấc nhiều lần (giống như chứng mất ngủ). Vào ban ngày, họ sẽ có các cơn buồn ngủ ban ngày quá mức vào những thời điểm không thích hợp. Những người bị hội chứng ngủ rũ thậm chí có thể ngủ gật khi đang trò chuyện hoặc khi đang ăn.

Hội chứng ngủ rũ là một tình trạng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến gần 200.000 người ở Hoa Kỳ. Nó thường bị chẩn đoán nhầm là rối loạn tâm thần. Bất kỳ ai cũng có thể bị hội chứng ngủ rũ nhưng tình trạng này thường hay gặp ở những người trong độ tuổi từ 7 – 25.

Trầm cảm

Rối loạn giấc ngủ có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nguồn ảnh: Additudemag.comRối loạn giấc ngủ có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nguồn ảnh: Additudemag.com

Thay đổi thói quen đi ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm, người bệnh có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn nhiều so với trước đó.

Nếu bạn không ngủ ngon vào ban đêm thì bạn có thể bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Đôi khi, đó có thể là biểu hiện sớm của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, những thay đổi trong thói quen đi ngủ cũng có thể xảy ra sau khi các dấu hiệu khác xuất hiện.

Nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm như do thay đổi nồng độ của một số chất hóa học trong não, bất thường ở vùng não chi phối tâm trạng hay do các sự kiện đau buồn.  

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ như:

Nếu bạn cho rằng cơn buồn ngủ của bạn là do tác dụng phụ của thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ngừng sử dụng thuốc.

Tuổi tác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cao tuổi dành nhiều thời gian để đi ngủ nhất nhưng lại có chất lượng giấc ngủ thấp nhất. Theo nghiên cứu, chất lượng giấc ngủ bắt đầu suy giảm ở những người trong độ tuổi trung niên.

Khi càng có tuổi, con người càng khó ngủ sâu hơn và càng thức dậy nhiều hơn vào ban đêm.

Hội chứng ngủ nhiều vô căn

Nếu không thể xác định được nguyên nhân khiến bạn bị buồn ngủ quá mức thì bạn có thể mắc hội chứng ngủ nhiều vô căn (Idiopathic hypersomnia). Đây là một tình trạng rối loạn giấc ngủ mạn tính, gây buồn ngủ quá mức kể cả khi bạn đã ngủ đủ giấc.

Nguyên nhân của hội chứng ngủ nhiều vô căn hiện vẫn chưa được xác định. Những người mắc hội chứng này thường khó thức dậy dù đã đặt nhiều báo thức.

Điều trị tình trạng buồn ngủ quá mức

Các biện pháp điều trị tình trạng buồn ngủ quá mức rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của nó.

Ngừng thở khi ngủ

Một trong những biện pháp điều trị ngừng thở khi ngủ phổ biến là thở áp lực dương liên tục (Continuous positive airway pressure – CPAP). Biện pháp này hỗ trợ người bệnh thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục suốt chu kỳ thở.

Hiện nay, máy CPAP đã có nhiều phiên bản mới với mặt nạ nhỏ hơn, thoải mái hơn. Dù một số người bệnh phàn nàn rằng máy CPAP quá ồn ào hoặc gây khó chịu nhưng nó vẫn là phương pháp điều trị OSA hiệu quả nhất hiện có. Đây thường là phương pháp điều trị đầu tay cho người bệnh bị OSA.

Hội chứng chân không yên

RLS đôi khi có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Mát-xa chân hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ có tác dụng tốt với những người bị RLS. Tập thể dục vào buổi sáng có thể giúp cải thiện tình trạng RLS và dễ ngủ hơn.

Nếu nồng độ sắt trong máu của bạn thấp, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số thực phẩm chức năng có chứa sắt. Bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc để kiểm soát các triệu chứng của RLS. Hãy theo dõi các tác dụng phụ của thuốc trong khi sử dụng để kịp thời báo cho bác sĩ.

Hội chứng ngủ rũ

Lối sống lành mạnh có thể cải thiện rối loạn giấc ngủ. Nguồn ảnh: Foundationrecruitment.comLối sống lành mạnh có thể cải thiện rối loạn giấc ngủ. Nguồn ảnh: Foundationrecruitment.com

Các triệu chứng của hội chứng ngủ rũ có thể được điều trị bằng một số thay đổi trong lối sống. Những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp bạn đỡ buồn ngủ. Bạn cũng nên tuân thủ theo một chu kỳ thức – ngủ đều đặn mỗi ngày. Các biện pháp khác có thể là:

  • Tập thể dục hàng ngày
  • Tránh uống cà phê hoặc rượu trước khi đi ngủ
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Thư giãn trước khi đi ngủ

Tất cả những biện pháp này có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn vào ban đêm, giảm tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

Trầm cảm

Điều trị trầm cảm bằng việc kết hợp các phương pháp trị liệu, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Người bị trầm cảm không phải lúc nào cũng cần sử dụng thuốc chống trầm cảm. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm trong một khoảng thời gian.

Bạn có thể cải thiện bệnh trầm cảm thông qua liệu pháp trò chuyện và thực hiện một số thay đổi trong lối sống như tập thể dục nhiều hơn, hạn chế rượu bia, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và kiểm soát căng thẳng.

Rối loạn giấc ngủ do tuổi tác

Thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ ở những người cao tuổi. Nếu thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng này, hãy đi khám để bác sĩ kê thuốc ngủ, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Hội chứng ngủ nhiều vô căn

Vì không thể xác định được nguyên nhân của hội chứng ngủ nhiều vô căn nên việc điều trị chủ yếu là để giảm bớt các triệu chứng, bao gồm sử dụng một số chất kích thích hệ thần kinh, thay đổi chế độ ăn uống hoặc thay đổi lối sống.

Kết luận

Ngủ đủ giấc là rất quan trọng để có một sức khỏe tốt. Nếu tình trạng buồn ngủ quá mức có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn sẽ thấy tình trạng sức khỏe và khả năng tập trung được cải thiện rõ ràng.

Bạn nên chủ động cung cấp thông tin về các triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày của mình và nhờ bác sĩ tư vấn các biện pháp khắc phục tình trạng này. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!